Tranh luận Oa quốc đại loạn

Mặc dù tiến trình cơ bản của các sự kiện là giống nhau trong mọi lịch sử, nhưng chúng lại khác nhau về chi tiết và ngôn ngữ. Do các nguồn cung cấp thông tin quá hạn chế, đã có nhiều giả thuyết khác nhau được nhà sử học đưa ra.

Thời kì Yayoi (tức thời Di Sinh) được đặc trưng bởi sự ra đời của nghề trồng lúa và luyện kim từ Trung Quốc đại lục, bán đảo Triều Tiên, sự phát triển hướng tới một xã hội nông nghiệp và thiết lập cấu trúc giai cấp xã hội.[10] Vào giữa thời kỳ Yayoi, các thủ lĩnh cộng đồng đã cố gắng mở rộng quyền lực ra nhiều vùng nhỏ có quy mô bằng các tỉnh huyện ngày nay; một phần nhờ vào việc kiểm soát nhập khẩu và công nghệ.[11] Các quốc gia nhỏ này đã thiết lập các mối quan hệ bang giao với Trung Hoa từ thế kỉ thứ nhất và kết quả là dòng hàng hóa và công nghệ gia tăng, hoặc có thể là sự công nhận của một số thủ lĩnh địa phương Trung Quốc đã dẫn đến việc củng cố thêm quyền lực chính trị.[11]

Địa điểm

Cuộc đại loạn được cho là đã xảy ra xung quanh nước Yamatai, tù bang mà Nữ vương Himiko lên cai trị. Tuy nhiên, vị trí chính xác của nước Yamatai ở quần đảo Nhật Bản không được biết đến, cũng nguồn tranh luận chính trong lịch sử Nhật Bản cổ đại, hầu hết các học giả ủng hộ một vị trí ở miền bắc Kyushu hoặc ở Kinai,[nb 1] Kinai sau này gần tỉnh Yamato (tức Đại Hoà quốc), Kinai trước đây gần thị trấn Yamato, tỉnh Fukuoka, mà nó có thể trùng tên.[12][13]

Thời gian

Tất cả các nguồn sử đều đồng ý rằng cuộc đại loạn xảy ra vào cuối thế kỉ thứ 2, kết thúc vào những năm 180.[nb 2] Tuy nhiên, nó lại được trích dẫn khác nhau là đã tồn tại từ năm đến tám mươi năm.[14] Sự phân biệt về (sự đại loạn) to lớn trong Lương thư cho thấy rằng các trận đánh trước đó được đưa vào khung thời gian dài hơn của các nguồn khác là tương đối nhỏ, không đáng nhắc đến đối với các tác giả của Lương thư.[8]

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra cuộc đại loạn hoàn toàn không được biết. Một tình hình chính trị âm ỉ vào khoảng giữa thế kỉ thứ 2 hoặc sự tranh giành quyền lực giữa nước Oa từng được coi là nguồn gốc có thể xảy ra.[15][16]

Kết quả

Số lượng thủ lĩnh mà người Trung Quốc biết đến đã giảm từ hơn một trăm trước[nb 3] cuộc chiến xuống còn khoảng ba mươi vào thời Himiko.[nb 4][15][17][18] Cuộc đại loạn cũng dẫn đến sự hình thành một cộng đồng ban đầu dưới sự cai trị của Himiko và đây được coi là bước ngoặt giữa thời kì Di Sinh và Cổ Phần trong lịch sử Nhật Bản.[nb 5][8]

Liên quan